Khuyến mãi Khuyến mãi
DANH MỤC SẢN PHẨM
logo Shop Bé Con

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ sau khi bú do những nguyên nhân gì?

Tran Anh Tan
Thứ Tư, 08/02/2023

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ sau khi bú xảy ra khá phổ biến. Nhiều mẹ lo lắng không biết con mình có vấn đề về sức khỏe hay không và bối rối không biết xử trí thế nào.

Trong hành trình chăm sóc và nuôi nấng trẻ, bất kì những dấu hiệu bất thường nào cũng đều khiến các phụ huynh phải đau đầu. Tình trạng trẻ sơ sinh bị nôn trớ sau khi bú cũng không ngoại lệ. Dù là hiện tượng khá phổ biến nhưng phụ huynh không nên chủ quan mà hãy theo dõi biểu hiện của bé để tìm ra nguyên nhân, cách điều trị chính xác.

Các mẹ hãy cùng đọc qua bài viết dưới đây để có thêm những kiến thức giúp cải thiện nôn trớ hiệu quả ở trẻ sơ sinh sau khi bú nhé!

Hiện tượng trẻ sơ sinh bị nôn trớ sau khi bú

Nguyên nhân gây nôn trớ sau bú?

 

nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nôn trớ sau khi bú

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh sau khi bú mẹ.

Nôn trớ là triệu chứng rất thường gặp ở bé sơ sinh, do thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra miệng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này được cho là do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, dạ dày nằm ngang và cơ thắt tâm vị còn yếu. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào cách chăm sóc của cha mẹ chưa đúng cách như:

  • Cho con ăn quá nhiều, ép bú quá mức
  • Quấn tã hoặc băng rốn quá chặn
  • Mùi vị thức ăn không phù hợp
  • Bú không đúng tư thế khiến bé nuốt phải nhiều không khí sẽ nhanh no và việc đặt bé nằm ngay, nằm thấp đầu khiến bé dễ bị ọc sữa, nôn trớ.

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ sau khi bú có nguy hiểm không?

Dù được cho là hiện tượng thường gặp và sẽ tự động biến mất nên nhiều bậc phụ huynh có tâm lý chủ quan. Tuy nhiên, cha mẹ phải hiểu rằng, nhiều khi nôn trớ là một trong những dấu hiệu bệnh lý chẳng hạn như dị tật ở đường tiêu hóa, hẹp tá tràng, hẹp thực quản... 

Chính vì thế, nếu tình trạng này diễn ra không thường xuyên và không có các dấu hiệu đi kèm thì bạn có thể yên tâm. Đó chỉ là hiện tượng sinh lý thông thường ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu nhận thấy con thường hay bị nôn trớ sau bú, và diễn ra đột ngột kèm theo một số dấu hiệu như: quấy khóc, chướng bụng hoặc co giật thì phụ huynh không nên chủ quan và cần đưa trẻ đi khám, điều trị sớm.

 

Lúc trẻ sơ sinh bị nôn trớ sau khi bú thì mẹ cần làm gì?

Cách xử trí khi con bị nôn trớ sau khí bú

 

xử lý trẻ sơ sinh bị nôn trớ sau khi bú

Nôn trớ thường khiến bé mệt mỏi, quấy khóc.

Đây là những việc các mẹ nên làm khi bé bị nôn trớ:

  • Khi con xuất hiện tình trạng nôn trớ sau khi bú mẹ, bạn nên đỡ bé ngồi dậy để tránh chất nôn sẽ tràn vào khí quản, làm trẻ bị sặc rất nguy hiểm. Sau khi con nôn xong, mẹ hãy làm sạch cho bé theo thứ tự miệng trước, họng và mũi sau. Bạn có thể thấm hết chất nôn trớ trong miệng của trẻ bằng cách hút hoặc quấn khăn gạc vào ngón tay. Làm sạch xong, mẹ nhớ vỗ nhẹ lưng bé để trấn an con nhé!
  • Bên cạnh đó, chờ con bớt nôn trớ, mẹ hãy cho uống một lượng nhỏ nước chín vì sau khi nô bé bị mất nước nhiều nên sẽ khát, khi đưa nước bé sẽ có khuynh hướng uống nhiều, đễ bị nôn thốc tháo, do đó nên cho uống bằng muỗng nhỏ hoặc từng ngụm một .
  • Nếu bé đã ngừng nôn trớ, mẹ hãy cho bé uống một lượng nhỏ nước lọc hoặc nước điện giải sau mỗi 30 – 60 phút.
  • Sau khoảng 12 – 24 giờ mà bé không còn nôn, mẹ có thể cho bé ăn uống như bình thường, bắt đầu từ những món ăn dễ tiêu hóa như sữa chua, ngũ cốc nhưng vẫn phải đảm bảo cho bé uống nhiều nước.
  • Mẹ không nên tự ý cho bé dùng bất cứ loại thuốc chống nôn trớ nào khi không được sự chỉ định của bác sĩ.

Những thói quen mẹ nên duy trì để hạn chế tình trạng nôn trớ sau khi bú

 

cách hạn chế trẻ sơ sinh bị nôn trớ sau khi bú

Mẹ cần cho con bú đúng cách để hạn chế tình trạng nôn trớ.

  • Cho bé bú đúng cách: Cụ thể khi cho con bú, bạn chỉ nên cho bé bú từ từ, tránh tình trạng quá no. Ngoài ra, dựa vào cấu tạo, vị trí giải phẫu của dạ dày, nên cho trẻ bú bên trái trước vì lúc này lượng dịch dạ dày còn ít, sữa sẽ dễ dàng xuống và lưu lại trong dạ dày mà không trào ngược lại.
  • Nới lỏng quần áo: Thói quen này nghe tưởng chừng đơn giản nhưng lại có nhiều phụ huynh lơ là. Theo đó, việc mặc quần áo, tã quá chặt khiến cho thành bụng và dạ dày bị chèn ép nên trẻ rất dễ nôn trớ. Do đó, mẹ nên nới lỏng quần áo của con, mặc quần áo rộng rãi càng thoáng càng tốt, đặc biệt là khu vực quanh bụng.
  • Khắc phục nguyên nhân về dinh dưỡng: Nếu con bị nôn trớ do chế độ dinh dưỡng sai cách, mẹ cần chú ý không ép bé ăn vì sẽ làm bé sợ hãi và nôn trớ nhiều hơn.
  • Nói không với khói thuốc lá: Phụ huynh nên hiểu, việc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển, sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì còn khiến bé cưng tăng tiết a-xít trong dạ dày nhiều hơn, dẫn đến tình trạng nôn trớ sau khi bú.

Nhìn chung, nếu trẻ sơ sinh bị nôn trớ sau khi bú chỉ là hiện tượng thoáng qua thì cha mẹ không có gì phải lo lắng cả. Song, nếu tình trạng này tiếp diễn, trẻ nôn vọt và có những dấu hiệu lạ thì không thể xem thường mà phải đưa trẻ đi khám cấp cứu.

Viết bình luận của bạn