Khuyến mãi Khuyến mãi
DANH MỤC SẢN PHẨM
logo Shop Bé Con

Nên dùng phấn rôm hay kem chống hăm cho bé thì tốt hơn?

Lê Ngọc Hân
Thứ Ba, 06/02/2024

1.Nguyên nhân khiến trẻ bị hăm tã

Hăm tã ở trẻ thường xuất hiện trong giai đoạn bé còn mặc tã. Bé bị hăm tã sẽ có tình trạng nổi mẩn đỏ, sưng hoặc nổi sần trên vùng mông, đùi và quanh bộ phận sinh dục. Nguyên nhân thông thường gây ra chứng hăm tã là do mẹ ít thay tã thường xuyên cho bé, dẫn đến da bé tiếp xúc với nước tiểu hoặc phân quá lâu gây viêm nhiễm.

Phần khác, nguyên nhân gây ra hăm tã ở trẻ còn có thể do mẹ không lau khô ráo cho bé, sau khi tắm xong đã vội mang tã cho bé ngay. Môi trường ẩm ướt bên trong tã lót rất thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh phát triển và dẫn đến chứng hăm tã.

Hăm tã là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ do da bé mỏng manh

Hăm tã là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ do da bé mỏng manh

2. Công dụng của kem chống hăm

Kem chống hăm là một trong những sản phẩm tối ưu để trị chứng hăm tã ở trẻ, được nhiều bác sĩ tin dùng. Sản phẩm này là sự kết hợp của các dưỡng chất quan trọng và thiết yếu trong quá trình trị hăm da ở trẻ như oxit kẽm, lanolin, benzyl benzoat,... có khả năng làm mềm mịn da, se dịu vết viêm, vết mụn.

Ngoài ra, khi bôi kem chống hăm lên những vùng da bị hăm tã, kem sẽ tạo một lớp bảo vệ và cách ly da bé với các vi khuẩn gây bệnh. Cùng với các dưỡng chất an toàn lành tính, kem chống hăm còn có khả năng sát khuẩn nhẹ, giảm viêm và giảm tình trạng ngứa rát ở trẻ khi bị hăm, làm da bé mát dịu hơn.

Kem hăm tã Sudocrem được nhiều phụ huynh sử dụng cho con

Kem hăm tã Sudocrem được nhiều phụ huynh sử dụng cho con

3. Công dụng của phấn rôm

Phấn rôm là sản phẩm quen thuộc của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với công dụng chính là thấm hút nước. Nói cách khác, phấn rôm thường được sử dụng như một sản phẩm thấm hút mồ hôi bám trên da bé, không cho mồ hôi và vi khuẩn tấn công gây bệnh viêm nhiễm, giúp bé có làn da khô thoáng và dễ chịu hơn.

Ngoài ra, trong phấn rôm còn có thành phần muối canxi, muối kẽm và vitamin E hỗ trợ điều trị rôm sảy, kháng viêm tốt, làm lành nhanh chóng các vết thương do côn trùng đốt và giúp bé có làn da mềm mại hơn, tăng cường sức đề kháng để da bé thêm khỏe.

Phấn rôm cho bé Johnson

4. Nên dùng phấn rôm hay kem chống hăm cho bé bị hăm tã?

Dùng phấn rôm cho trẻ khi bị hăm tã có thể khiến lỗ chân lông bị bít tắc, vi khuẩn sinh sôi gây viêm nhiễm, mẩn ngứa, lỡ loét hoặc thậm chí hăm nặng hơn và ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục của bé. Do trong phấn rôm có chứa bột talc, gây khó khăn cho việc thoát ẩm và dễ xảy ra tình trạng hăm. Vì thế, không nên dùng phấn rôm khi trẻ bị hăm tã.

So với phấn rôm, kem chống hăm là một giải pháp hiệu quả hơn để phòng tránh và hỗ trợ điều trị chứng hăm tã. Với các thành phần chứa lanolin, panthenol, petrolatum, paraffinum liquidum có tác dụng bảo vệ da khỏi ẩm ướt, ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn có trong nước tiểu và phân và dưỡng ẩm cho làn da nhạy cảm của bé.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho làn da nhạy cảm của bé, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn kem chống hăm an toàn và chất lượng cho bé trước khi thoa. Ngoài ra, mẹ cũng tránh không dùng chung kem chống hăm cho nhiều bé và trước khi thoa nhớ để vùng da cần thoa của bé được khô ráo để bé cảm thấy dễ chịu và nhanh khỏi hơn.

Kem dưỡng da cho bé Johnson

 

5. Một số biện pháp ngăn ngừa và chăm sóc khi bé bị hăm tã

Mặc quần áo thoáng mát cho trẻ

Hăm tã khiến bé dễ dàng bị đau rát, vì vậy mẹ chỉ nên chọn những quần áo thoáng mát cho trẻ để tránh quần áo cọ xát vào vùng da bị tổn thương gây nhiễm trùng hơn. Khi giặt quần áo cho bé, mẹ cũng nên lựa chọn những loại nước giặt dịu nhẹ, không chứa hóa chất độc hại gây kích ứng da bé.

Mẹ hãy mặc quần áo thoáng mát cho bé để tránh ra mồ hôi

Tắm rửa sạch sẽ, giữ vệ sinh

Một trong những việc quan trọng ba mẹ cần lưu ý cho bé trong lúc bị hăm tã đó là giữ gìn vệ sinh thật sạch sẽ. Trước khi tắm, thay quần áo hay bế bé ba mẹ phải rửa tay thật sạch sẽ bằng xà phòng hoặc nước rửa tay. Sau khi tắm mẹ phải lau người bé thật khô bằng khăn tắm sạch và mềm. Đặc biệt là không để vùng da đang bị hăm của bé tiếp xúc với nước tiểu và phân quá lâu.

Tắm rửa cho bé thường xuyên để tránh vi khuẩn gây bệnh

Tắm rửa cho bé thường xuyên để tránh vi khuẩn gây bệnh

Sử dụng nước đun sôi để nguội khi tắm

Da bé bị hăm tức là vùng da đang bị viêm nhiễm và đau rát. Vì vậy, mẹ hãy sử dụng nước đun sôi để nguội nhằm diệt khuẩn. Mẹ cũng không được sử dụng nước quá nóng để tắm cho bé, vì nước nóng dễ làm da bé bị khô và chỗ hăm càng nặng hơn.

Nên dùng nước ấm để tắm cho bé

Nên dùng nước ấm để tắm cho bé

Dùng dầu dừa

Dầu dừa là nguyên liệu tự nhiên giúp da mềm mại, sạch sẽ và có tính chất kháng khuẩn hiệu quả. Sau khi tắm rửa sạch sẽ cho bé, mẹ có thể sử dụng dầu dừa để thoa lên vùng da bị hăm và massage nhẹ nhàng. Tuy nhiên, trước khi sử dụng mẹ nhớ tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh xảy ra tình trạng nghiêm trọng hơn.

Dùng dầu dừa thoa lên vùng da bị hăm để trị liệu cho bé

Dùng dầu dừa thoa lên vùng da bị hăm để trị liệu cho bé

Dùng kem dưỡng da, kem chống hăm dành cho em bé

Kem dưỡng da và kem chống hăm là những biện pháp cải thiện hăm da ở trẻ hiệu quả nhất được nhiều phụ huynh áp dụng. Một số thương hiệu kem dưỡng trị hăm nổi tiếng mẹ có thể sử dụng cho bé như kem Bepanthen, kem dưỡng Johnson Baby, kem Sudocrem,... Mẹ cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng kem dưỡng hoặc kem chống hăm cho bé.

Dùng kem dưỡng hoặc kem chống hăm để cải thiện vùng da hiệu quả

Dùng kem dưỡng hoặc kem chống hăm để cải thiện tình trạng da của bé hiệu quả

Dùng baking soda

Mẹ cũng có thể sử dụng hai muỗng cà phê baking soda hòa tan cùng nước và thoa đều lên vùng da bị hăm của bé để xoa dịu và giảm bớt khó chịu do vùng da bị hăm gây ra. Sau đó mẹ nhớ lau nhẹ nhàng vùng da bị hăm của bé bằng khăn khô thoáng. Tuy nhiên, việc sử dụng baking soda cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để bé được an toàn.

Dùng baking soda pha với nước thoa lên da bé để xoa dịu vùng da bị hăm

Dùng baking soda pha với nước thoa lên da bé để xoa dịu vùng da bị hăm

Viết bình luận của bạn