Khuyến mãi Khuyến mãi
DANH MỤC SẢN PHẨM
logo Shop Bé Con

Top 10 phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà bố mẹ thông minh cần biết

Lê Ngọc Hân
Chủ Nhật, 21/01/2024

“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” là tâm lý chung của người Việt khi đón trẻ sơ sinh về nhà. Bởi, khi còn ở trong bụng mẹ trẻ được bao bọc trong môi trường ổn định nhưng khi ra đời trẻ phải tự thích nghi với môi trường, cơ thể còn non yếu nên khó có thể tránh được tà ma (theo tâm linh) và những năng lượng không tốt xung quanh trẻ. 

Vì thế, thực hiện đúng những phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà theo kinh nghiệm dân gian của các cụ truyền lại sẽ giúp bảo vệ bé khỏi vận xui trong quá trình nuôi dưỡng, luôn khỏe mạnh và bình an

1. Cho trẻ mặc quần áo cũ của những em bé bụ bẫm, thông minh, khỏe mạnh để lấy vía.

Theo quan niệm dân gian truyền lại, việc xin quần áo cũ cho trẻ sơ sinh có hàm ý là mong lấy “khước” (lấy may) cho đứa bé. Người mẹ từ khi mới thụ thai đã chú ý xem trong bà con, họ hàng, làng xóm nhà ai có con cái bụ bẫm, hay ăn chóng lớn, ít khóc ít quấy, mong muốn con mình khi đẻ ra cũng được như thế thì thường xin một cái áo, cái quần hoặc cái tã cũ của đứa bé về, sửa sang lại để dùng cho con mình với mong muốn “lây” được những điều tốt đẹp từ đứa trẻ đó sang cho con mình.

Nguồn gốc của tập tục này cũng không biết bắt đầu từ đâu, nhưng cứ một vài người làm rồi những người khác bắt chước theo, dần dà tạo thành ra một phong tục. Ngày xưa, ông bà ta chưa có những thứ vải mỏng mịn, bán rộng rãi trong dân gian. Lúc bấy giờ, trên thị trường hầu hết chỉ có vải thô, nhuộm nâu, trẻ sơ sinh da còn non mặc dễ bị xây xát. Chính vì vậy, những chiếc áo, chiếc tã được sử dụng càng nhiều thì chất vải lại càng mềm ra, giặt đi giặt lại có thể màu vải sẽ bị phai đi nhưng chất liệu vải thì đỡ thô cứng hơn, giúp đứa trẻ khi mặc đỡ bị xây xước da.

Thực tế việc cho các bé mới sinh mặc quần áo cũ là khá nhiều, bởi điều này sẽ tiết kiệm tối đa một phần chi phí mua sắm cho các gia đình. Đặc biệt là với những hoàn cảnh khó khăn, việc cho con mặc quần áo xin của những đứa bé khỏe mạnh hoàn toàn là do quan niệm xưa cũ. Chứ chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh được, nhưng khi tiến hành cho bé yêu mặc những bộ quần áo cũ thì nguy cơ bé phải đối mặt với việc dị ứng là rất lớn

2. Phong tục bước qua đống lửa đón trẻ sơ sinh về nhà

Khi đưa trẻ sơ sinh từ viện về nhà cần làm gì? Lửa được cho là thứ có tác dụng thanh tẩy trong văn hóa Việt Nam. Do đó, bước qua đống lửa được cho là có thể giải thoát khỏi sự đeo bám của ma quỷ.

Phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà bước qua đống lửa được thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị một cái chổi mới sau đó đốt lên, có thể kèm ít vàng mã và rắc thêm muối.
  • Chờ lửa cháy cho bớt to rồi mẹ bế bé bước qua lửa, sau đó bế vào nhà.
  • Gia đình hết sức cẩn thận để không khiến mẹ bị bỏng nhé!

3. Không nên cho trẻ ra ngoài buổi tối hoặc giữa trưa khi trẻ còn nhỏ (dưới 1 tháng).

Việc cho trẻ sơ sinh tiếp xúc với môi trường luôn là vấn đề trăn trở của các bậc phụ huynh. Các mẹ có thể an tâm hơn khi giữ trẻ ở nhà và bao bọc như một “kén sâu”, nhiều gia đình giữ con trong nhà khoảng vài tuần đến vài tháng.

Xét theo khía cạnh tâm linh. Trẻ em vốn yếu bóng vía, vì thế, cho trẻ ra bên ngoài vào ban đêm, khả năng bé sẽ bị ma chọc, bị chó ma cắn (những vết bớt đen trên tay). Điều này sẽ làm bé quấy khóc và cha mẹ cũng chẳng thế nào ngon giấc được.

Nhưng phải nói rằng, việc cho trẻ ra ngoài không phải là điều xấu, bởi lẽ trên thực tế, không khí trong lành khi đi dạo thư thái trong công viên hoặc một bữa ăn nhẹ nhàng, yên tĩnh trong sân nhà có thể là cách tuyệt vời để đưa trẻ ra khỏi nhà và bắt đầu làm quen với thế giới bên ngoài, nhất là ban đêm. Đây cũng là cơ hội cho bố mẹ được hít thở không khí trong lành để nâng cao tinh thần. Tuy nhiên, cơ thể của bé không giống như người lớn, vì thế, ba mẹ cần phải chú ý và cân nhắc hơn trong việc cho trẻ ra ngoài vào ban đêm.

4. Có thể để thêm 1 cành dâu tằm trong phòng ngủ của bé.

Ông cha ta quan niệm rằng ma quỷ rất sợ cành dâu (dâu tằm), nên việc dùng cành dâu để xua đuổi tà ma rất hiệu quả. Để bé ngủ ngon vào ban đêm, mẹ nên bẻ một cành dâu tươi rồi treo ở cửa sổ trong phòng con hoặc ở gần giường. Nếu bé khóc thét giữa đêm, dùng cành dâu quơ xung quanh nơi bé ngủ rồi vụt ra đến cửa để “đuổi vong”. Hiện nay, nhiều mẹ thường mua cho con những chiếc vòng tay làm từ cành dâu để đeo cho con, nhằm phòng tránh tà ma, giúp bé ngủ không bị giật mình và ngon giấc hơn

5. Chuẩn bị khi đưa trẻ sơ sinh từ viện về nhà

Trước khi đón trẻ sơ sinh về nhà, mẹ cần chuẩn bị một số vật dụng có tác dụng giúp bé tránh tà, tránh gió như tỏi, con dao nhỏ, đũa, bùa bình an (nếu có),... Bởi, theo quan niệm dân gian, tỏi và dao có tác dụng xua đuổi tà ma, giúp bé không bị quấy nhiễu. Sau khi bé về đến nhà, tỏi, dao và đũa vẫn tiếp tục để ở đầu giường nơi bé nằm để trẻ không bị tà ma quấy rối.

Ngoài ra, khi đưa trẻ sơ sinh từ viện về nhà, mẹ sẽ tô một vết son hoặc nhọ nồi lên trán bé để tránh tà ma hay vía dữ. Vì khi mới sinh, vía của trẻ còn yếu nên khi gặp người lạ hoặc người có vía dữ, bé rất thường hay khóc lóc dữ dội và khi đón trẻ sơ sinh về nhà, bé cũng cần được che chắn cẩn thận bằng khăn choàng, khăn voan nhằm giữ ấm cho trẻ, tránh nắng và bụi bẩn khi đi ngoài đường. Để yên tâm hơn nữa, nhiều gia đình sẽ chọn giờ tốt để đón bé, tránh những giờ xuất hiện nhiều ma quỷ như buổi tối, 12h trưa

6. Cúng bà mụ cho trẻ sau 7 ngày (bé trai) và 9 ngày (bé gái) từ khi sinh bé.

Theo quan niệm dân gian, mỗi đứa trẻ được sinh ra là do công của 12 bà mụ nhào nặn. Do đó, em bé sinh ra khỏe mạnh, gia đình phải làm lễ để cảm tạ những vị này và xin bà phù hộ, tập cho cháu biết cười, bò, lật, đi, đứng, ăn, nói,... 

Cụ thể, lễ cúng sẽ được thực hiện vào hôm thứ ba kể từ khi trẻ sinh ra. Gia đình sẽ tắm cho bé, sau đó chuẩn bị một mâm cỗ nhỏ. Mâm cỗ này còn gọi là đoàn du phạn và các lễ vật. Đó là 12 đôi hài, 12 miếng trầu, bánh trái chia 12 phần… Tất cả lễ vật trong phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà này sẽ đều dừng ở con số 12, để tượng trưng cho 12 bà mụ đã tạo nên em bé.

7. Kiêng khen ngợi trẻ

Trẻ sơ sinh vốn đáng yêu khiến ai nhìn cũng muốn ôm ấp, cưng nựng và dành lời khen Thế nhưng theo quan niệm dân gian, việc khen ngợi trẻ dễ thương, xinh gái, bụ bẫm sẽ khiến gia chủ khó chịu. Vì những lời khen này được coi là lời quở, làm người âm chú ý tới bé, bé sẽ dễ bị ốm đau. 

Để tránh lời khen ảnh hưởng xấu đến trẻ, người ta thường thêm từ ‘trộm vía” trước câu khen để đứa bé vẫn lớn lên mạnh khỏe, phát triển tốt. Bởi "trộm vía" được giải thích là nhờ vào vía tốt của bà mụ mà cháu mới được xinh đẹp, đáng yêu như thế này.

8. Phong tục đốt vía cho trẻ sơ sinh

Rất nhiều trẻ thường quấy khóc hoặc không ngủ sâu giấc trong tháng đầu tiên sau sinh. Loại trừ các lý do liên quan đến sức khỏe, việc quấy khóc của trẻ thường được giải thích do trẻ gặp vía dữ hoặc bị ma quỷ quấy phá. Do đó, tục đốt vía được dùng để xua đuổi tà ma bám lấy trẻ bằng cách dùng áo tơi hoặc chổi cùn đốt lên. Ngày nay, cách đơn giản mà các mẹ hay thực hiện là dùng một tờ giấy đốt rồi huơ qua lại và đọc câu chú tương ứng với bé trai và bé gái.

Phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà này khá phổ biến và được nhiều mẹ áp dụng thành công giúp bé dừng quấy khóc, ngủ ngoan ngay tức thì.

9. Chọn người mát tay theo phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà

Người xưa cho rằng, trẻ sơ sinh sẽ nhận vía lành và có tính nết giống người đón bé khi về nhà. Bởi vậy, nên theo kinh nghiệm dân gian, ba mẹ thường chọn những người lớn nhanh nhẹn, khỏe mạnh, tốt tính, cuộc sống sung túc, đủ đầy… để cầu mong bé được hưởng vía đó sẽ dễ nuôi, ít quấy khóc và có cuộc sống hạnh phúc sau này.

10. Đặt tên cho trẻ sơ sinh để dễ nuôi

Theo quan niệm dân gian, nếu gọi tên thật của bé có thể khiến ma quỷ chú ý. Vì thế, người ta thường kiêng không gọi tên khai sinh của trẻ khi ở nhà, đặc biệt là vào ban đêm. Thay vào đó, người ta thường gọi tên tục hay tên gọi ở nhà và cái tên này phải càng xấu càng tốt để không gây sự chú ý của ma quỷ. Cái tên này sẽ theo các bé đến khi lớn.

Viết bình luận của bạn