Khuyến mãi Khuyến mãi
DANH MỤC SẢN PHẨM
logo Shop Bé Con

10 CÁCH TRỊ TIÊU CHẢY CHO TRẺ SƠ SINH, TRẺ NHỎ BẰNG BÀI THUỐC DÂN GIAN

Tran Anh Tan
Chủ Nhật, 15/01/2023

10 CÁCH TRỊ TIÊU CHẢY CHO TRẺ SƠ SINH, TRẺ NHỎ BẰNG BÀI THUỐC DÂN GIAN

Đi ngoài là một bệnh lý phổ biến ở trẻ sơ sinh, có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mỗi khi bé đi ngoài, mẹ cần nhanh chóng thực hiện các cách trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để bé không bị mất nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhé.

Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tiêu chảy ở bé sơ sinh vả trẻ nhỏ:

Nhiễm trùng đường ruột là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là virus Rota. Loại virus này gây ra bệnh viêm dạ dày, viêm ruột và một số bệnh nhiễm trùng khác.

Không dụng nạp lactose, một loại enzym cần thiết để tiêu hóa Lactose, khiến cho hàm lượng lactose bị tích tụ ở ruột, gây nên các vấn đề về đường ruột trong đó làm cho bé bị tiêu chảy.

Rối loạn tiêu hóa. Do hệ tiêu hóa của bé còn quá non nơt nên bất kỳ một sự thay đổi nào cũng có thể khiến bé bị tiêu chảy, chẳng hạn khi bé đang bú sữa mẹ nhưng chuyển sang sữa công thức hay một vài món ăn lạ trong thực đơn của mẹ hoặc thực đơn ăn dặm.

10 cách trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh

1. Gạo và cà rốt rang

Khi bé bị tiêu chảy liên tục, mẹ có thể lấy một nhúm gạo và cà rốt thái nhỏ rang lên, sau đó nấu nước và thêm vào chút muối cho bé uống để cầm tiêu chảy.

2. Hồng xiêm xanh

Hồng xiêm xanh là trái cây có vị chát, là phương thuốc hiệu quả chữa tiêu chảy, kiết lỵ.

Thực hiện: Mẹ cắt quả hồng xiêm xanh thành nhiều lát mỏng, phơi khô, sao vàng để dùng dần. Mỗi lần sử dụng, mẹ lấy khoảng 10 lát sắc với nước uống, lượng nước phải ngập hồng xiêm. Tiếp đó, mẹ đổ ra lấy nước, nhớ là không để nước đặc quá và cho bé uống mỗi ngày 2 lần.

3. Gạo lứt rang

Mẹ có thể mua gạo lứt, về lựa hạt gạo xấu ra, không vo mà đem đi rang cho vàng, khi thấy thơm thì tắt lửa để vào lọ dùng dần giúp bé uống nhanh khỏi bệnh tiêu chảy. Mỗi lần các mẹ lấy khoảng 100g gạo rang nấu với 2 lít nước và chút muối, nấu đến khi hạt gạo chín mềm là được. Chỉ cần cho bé uống từ 3 đến 5 ngày là khỏi.

4. Gừng tươi

– Chuẩn bị: Gừng tươi: 100g (hoặc gừng khô 30 g). Lá chè khô: 5 g.

– Thực hiện: Mẹ đun chung hai thứ này với 800ml nước cho đến khi còn 2/3 số nước chia uống 3 lần/ ngày.

5. Lá mơ

Mẹ hái một nắm lá mơ tía khoảng 100g (mơ tía thì tốt và thơm hơn lá mơ trắng) rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng 5 phút, vớt ra để ráo nước. Tiếp đó, mẹ rã lá mơ thật nhỏ rồi cho vào bát và đập 1 quả trứng gà, đồng thời thêm một chút muối (cho vừa miệng), trộn đều. Mẹ nhớ trở đều hai mặt cho trứng và rau mơ chín đều, sau đó cho bé ăn 2 lần/ ngày nhé.

6. Nụ sim và lá mơ

Với các bé tiêu chảy và biểu hiện đi ngoài liên tục, mất nước, khát nhiều, sốt nhẹ, nước tiểu vàng, bụng đau quặn và đầy hơi, hậu môn nóng rát, mẹ có thể đun 16g lá mơ, 8g nụ sim sắc cùng với 500ml nước còn 200ml, chia làm hai lần uống trong ngày. Dù bé hết tiêu chảy, mẹ vẫn nên tiếp tục cho bé uống khoảng 2 ngày để ổn định tỳ vị đồng thời cho bé ăn với chế độ cắt giảm chất béo.

7. Chuối tiêu xanh

Mẹ có thể gọt mỏng vỏ chuối tiêu xanh, để lại lớp vỏ xanh bên trong (hoặc tước vỏ cũng được), xay nhuyễn trộn với cháo sau đó nấu chín cho bé ăn trong khoảng 3 ngày.

8. Cỏ sữa

– Chuẩn bị: Cây cỏ sữa 2 nắm; nấm mèo: 5 tai; đậu đen xanh lòng 50gram (loại đậu vỏ màu đen nhưng khi các mẹ cắn ra thì thấy ruột bên trong màu xanh).

– Thực hiện: Rửa sạch cỏ sữa; nấm mèo ngâm cho nở ra rửa sạch sau đó thái dài và mỏng. Bắc song song 2 chảo ở 2 bếp: 1 bếp sao đậu đen, 1 bếp sao nấm mèo, xong sau đó sao cỏ sữa. Mẹ cho cả 3 thứ sau khi sao vào 1 cái nồi, lấy 3 bát nước sắc nhỏ lửa còn 0,5 bát cho bé uống trong 1 ngày, không được để qua ngày hôm sau.

9. Súp cà rốt

Cà rốt được xem như một loại thuốc quý được dùng để điều trị một số bệnh, có cả tiêu chảy. Lượng lớn chất Pectin có trong cà rốt khi vào ruột sẽ trương nở thành một dạng keo có khả năng làm dịu nhu động ruột, giúp hạn chế được tiêu chảy. Dưỡng chất này còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn nội sinh phát triển, lấn át các vi khuẩn ngoại lai và các vi khuẩn lên men thối ở ruột già. Hơn nữa, chất Pectin trong cà rốt còn giúp niêm mạc ruột nhanh chóng hồi phục. Mặt khác, cà rốt còn nhiều muối khoảng, đặc biệt là kali có thể bù đắp được lượng chất điện giải bị mất trong quá trình tiêu chảy.

Cách làm súp cà rốt: Mẹ lấy 500 gam cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, cắt khoanh mỏng, đun nhỏ lửa với 2 lít nước trong 1 giờ đến khi cạn còn 1 lít, sau đó vớt cà rốt ra, nghiền kỹ, lọc qua vải thưa, loại bỏ bã và cho thêm 3 gam muối sau đó đun sôi lại để dùng.

10. Uống nước lá ổi và ăn chuối tiêu xanh xay nhuyễn trộn nấu với cháo.

Mẹ có thể cho bé uống nước lá ổi và ăn chuối tiêu xanh xay nhuyễn trộn nấu với cháo. Thực hiện bằng cách sắc búp ổi lấy nước cho bé uống, mỗi lần đổ 1 tí vào cái chén, cho bé uống 1 ít để không bị sặc. Cứ thỉnh thoảng mẹ lại cho bé uống, uống cả ngày và uống trong 3 ngày. Mẹ gọt mỏng lớp vỏ chuối tiêu xanh bên ngoài, để lại lớp vỏ xanh bên trong, xay nhuyễn trộn với cháo đun sôi lên vài phút, đến khi chín thì bắc ra. Cho bé ăn cháo này 3 ngày mẹ sẽ thấy tình hình được cải thiện rõ rệt.

Kinh nghiệm cho bé ăn uống khi bị tiêu chảy

Bên cạnh việc áp dụng các cách trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh ở trên, mẹ cần chú ý cho bé ăn uống đúng cách:

Khi bé bị tiêu chảy, mẹ cần bù nước cho bé bằng dung dịch Oreson nên dùng loại mới. Lưu ý khi pha Oreson, mẹ phải đảm bảo pha đúng 1 gói 1 lít nước đun sôi để nguội, đồng thời trước khi cho bé uống, mẹ nhớ lắc đều và cho bé uống hết trong vòng 24 giờ, quá thời gian trên nếu còn thừa, mẹ phải đổ đi.

Trong khi chăm bé bị tiêu chảy, mẹ nên áp dụng quy tắc dinh dưỡng “ăn ít uống nhiều”. Không nên cho bé ăn dặm với thức ăn làm tiêu chảy nhiều hơn như các loại đậu, bắp cải, giá…; các loại trái cây có bột như lê, đào, mận… Thay vào đó, mẹ nên cho bé uống nhiều nước để bù lại lượng nước bị mất đi.

Mẹ cũng không nên cho bé ăn kiêng quá mức vì thiếu những chất cần thiết cho việc tái tạo niêm mạc đường tiêu hóa và tăng cường dinh dưỡng cho bé. Vì vậy, mẹ cần tiếp tục cho bé ăn uống như bình thường, nhằm giúp bé có đủ dưỡng chất, tăng sức chống đỡ với bệnh tật.

Thức ăn dặm của bé phải được nghiền nhỏ, nấu hơi loãng hơn thường ngày. Mỗi bữa ăn cần có đủ chất bột như gạo, khoai lang; thức ăn cung cấp chất đạm như thịt, cá, trứng; thức ăn cung cấp nhiều vitamin và muối khoáng như rau xanh và quả chín.

Nếu bé đang bú mẹ thì hãy tiếp tục cho bú theo nhu cầu và tăng số lần bú. Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có tác dụng chống mất nước cùng các kháng thể và axit amin tốt cho hệ tiêu hóa của bé.

Viết bình luận của bạn